Áo dài trong tiềm thức con người Việt Nam
“Em đẹp không cần son phấn…duyên thầm xinh…thật xinh rất hiền. Không quần Jean…giầy cao gót…em chọn riêng mình em áo dài…duyên dáng”
Chắc hẳn, mọi người ai cũng đã từng được nghe lời bài hát này. “Em trong mắt tôi” được coi là một trong những sáng tác hay nhất của Nguyễn Đức Cường khi viết về những giá trị truyền thống của đất nước Việt Nam.
Nhắc đến văn hóa, cội nguồn, người ta thường nghĩ ngay đến hai từ “cái đẹp”. Dù cho bạn có muôn vàn từ ngữ đến bao nhiêu cũng không thể nói hết được cái sự cao rộng, sâu xa của cái đẹp, đặc biệt là khi chúng ta bàn luận về nét đẹp văn hóa.
Văn hóa như bám sâu vào trái tim của mỗi chúng ta, đi sâu vào từng gia đình, vào nếp ăn, nếp sống của con người. Không phải tự nhiên mà hình ảnh tà áo dài lại là một biểu tượng cho vẻ đẹp của người con gái Việt.
Tà áo dài gắn liền với nếp sống văn hóa của người Việt Nam từ rất lâu đời, nó tồn tại cùng với lịch sử hình thành và phát triển cuả dân tộc qua hàng ngàn năm trước.
Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ, chỉ biết bắt nguồn từ áo dài Trung Quốc. Căn cứ vào sử liệu, văn chương, trong những bản điêu khắc, hội họa…chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn thăng trầm, biến cố.
Nếu như ngày xưa, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những tà áo dài truyền thống đẹp, duyên dáng của các nữ sinh cấp 3 đến trường, còn bây giờ xã hội hiện đại hơn, chúng ta có thể thấy các mẫu áo dài cưới đẹp lộng lẫy với đủ sắc màu của các cô dâu Việt trong ngày trọng đại.
Qua bao năm tháng thì tà áo dài vẫn trường tồn với thời gian bởi vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà rất đỗi gần gũi của nó. Chiếc áo dài đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người, thu hút ánh nhìn thiện cảm của biết bao du khách, say đắm lòng người trong các câu thơ – câu ca của các thi ca, thi sĩ…
Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của Trang Nhung cất lên đâu đó trong một ngaỳ đầu thu gợi nhớ hình ảnh, nơi chốn quen thuộc trước cổng trường những chiều tan lớp, rộn ràng, thiết tha. Mọi thứ cứ trôi qua một cách nhẹ nhàng như vậy đó.Những tà áo dài nhẹ bay trong gió từ lâu đã đi vào thơ ca trở thành những thú vui tao nhã giữa nơi chốn vùng quê thanh bình. Những đôi trai gái yêu nhau, họ cất lên tiếng hát của mình bằng nhịp đập rộn rã của con tim, bằng tình yêu đối với gia đình, làng xã.
Việt Nam đẹp dịu dàng, giản dị, con người Việt Nam thân thiện khắp năm châu, ai ai cũng đều biết rõ. Nói đến Việt Nam là nhắc đến chiếc áo dài với chiếc nón quai thao, là hình ảnh cây tre dù kham khổ, dù bão bùng vẫn kề sát bên nhau vươn mình trong gian khó. Và dù là riêng biệt, truyền thống vẫn được nuôi dưỡng, cái đẹp chung vẫn luôn được tôn vinh, đặc biệt là tà áo dài tuyệt mỹ.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng quay cuồng với những guồng quay của nó, tà áo dài cũng có nhiều sự biến đổi theo. Giá trị truyền thống của chiếc áo dài trong lòng nhiều người cũng ngày một ảnh hưởng, nhất là đối với những thế hệ trẻ. Cuộc sống hiện đại, lối sống năng động cùng với sự phát triển của khoa học kéo theo nhiều mặt, ưu có, nhược cũng có.
Để giá trị chiếc áo dài Việt Nam được tiếp tục nuôi dưỡng, làm sống dậy trong lòng người Việt Nam cần phải có sự chung tay, góp sức của tất cả mọi người. Đó chính là chiều sâu nhân cách văn hóa dân tộc Việt Nam, một nét nhân cách văn hóa không phải nước nào cũng có.
Chúng ta tin tưởng rằng dù ở bất cứ nơi đâu, dù ở chốn vùng quê yên tĩnh, hay như ở phương trời nào đó xa xăm, chiếc áo dài cũng mang theo bầu trời quê hương, tổ quốc, mang về một chút nắng của mùa xuân ấm áp trong lòng người Việt tha hương.
Chiếc áo dài sẽ mãi là biểu tượng thân quen để người Việt nhận ra nhau trên bước đường lưu lạc trong cuộc sống nổi trôi nơi xứ lạ quê người. Nguồn cội !
Thông tin liên hệ cửa hàng may áo dài
Địa chỉ: 6/3 Cách Mạng Tháng Tám, P Bến Thành, Q1
HOTLINE: 0982.936.339 - 0923.272.865
» Xem bản đồ đường đi
Facebook: https://fb.com/aodaibungqua.com.vn
Email: aodaihanh@gmail.com